Có lần tôi ghé thăm một người bạn ở một căn hộ chung cư tại Q.2, TP.HCM (đoạn qua cầu Sài Gòn, bên tay trái)...
Do khu đó có không ít nhà nên khi vừa quẹo vô khỏi TTTM sát gần đó tôi cảm thấy rối dù trước đó bạn đã chỉ rồi. Tôi ghé lại hỏi một anh nhân viên an ninh đang ngồi trực tại vòng xoay trung tâm khu nhà và nhận ngay một thú vui, sau đó anh hướng dẫn rất nhiệt tình.
Nhờ sự hướng dẫn và cung cách thân thiện của anh, tôi cảm thấy an lòng và dễ dàng tìm kiếm được khu nhà của bạn mình. Tới bãi giữ xe, do quên không mở khẩu trang bịt mặt nên anh bảo vệ nhà bạn tôi đang ở đã lịch thiệp (nói đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ): Anh vui lòng mở khẩu trang ra giúp em ạ.
Câu nói đó là dấu chỉ để tôi phân biệt, ban điều hành quản lý của khu chung cư này đã tập huấn cho nhân viên của mình khá tốt vì nhiều nơi khác, kể cả các trung tâm thương mại ở Q.1, trong trường hợp tương tự, bảo vệ cứ im lặng mà không thèm bấm thẻ xe (thẻ từ) để khách tự "ngộ" ra mình quên mở khẩu trang, hoặc nói trống không như ra lệnh: bỏ khẩu trang ra!
Về bảo vệ và an ninh nơi chung cư thì cũng nói thêm một khía cạnh khác, đó là kiểm soát khách ra vào chung cư.
Vấn đề này có thể còn lỏng lẻo khi nhiều chung cư dễ dàng cho khách vào ra mà không cần cung cấp bất kỳ giấy tờ nào hoặc vào tìm nhà nhưng bảo vệ không thể kiểm tra lại phòng cùng chủ nhà mà khách báo có khớp nhau không.
Có thể, chính vì lỏng lẻo này sẽ tạo khe hở cho trộm cắp trà trộn vào, gây bất an cho cư dân.Hồi còn ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, tôi thấy việc quản lý khách vào ra ký túc (nơi được xem như căn hộ chung cư cho sinh viên) khá bài bản.
Khách muốn vào thăm bạn thì sẽ xuất trình giấy tờ có ảnh, nói tên và phòng, khu nhà của người cần gặp, bảo vệ sẽ liên hệ trưởng khu nhà để xác minh có người đó không, người đó có ở trong phòng hoặc muốn gặp bạn thì mới được cho vào. Giấy tờ vẫn được giữ lại tại nhân viên an ninh, sau khi ra về mới nhận lại.
Thiết nghĩ, các chung cư cũng nên quản lý người ra vào theo cách này, không nên dễ dãi. Đương nhiên, khi thực thi vẫn giữ nụ cười chứ không "hình sự hóa" như kiểu công an kiểm tra giấy tờ người khác.
Chỉ biết mình!
Đây là thói quen mà theo các bạn bè tôi đang sinh sống và làm việc ở chung cư phàn nàn.
Theo đó, có nhiều gia đình nuôi chó (chủ yếu), vẫn thường để cho con vật đi ngời ngời trong các khu sinh hoạt chung, "trong khi đâu phải chỉ ai cũng thích nuôi chó hay đâu phải chó nào cũng gần gũi", bạn đánh giá.
Bạn ấy kể, có lần, chó của một người gần căn của bạn đã cắn một cháu bé khi cả chó và bé cùng ra hành lang của tầng nhà. Lần đó, cả hai GĐ (người có con nhỏ và người nuôi chó) đã gây nhau rất dữ, suýt đánh nhau.
Ngoài ra, có tương đối nhiều nhà sử dụng hành lang của tầng nhà để các kệ giày trông mất mỹ quan. Hoặc một số người thì phơi các tấm chùi chân ở những vị trí chỗ đông người, khi đi xe về tới tầng hầm (nhà xe) thì để nghênh ngang, thiếu quan sát…
Những vụn vặt đó có thể do thói quen sinh hoạt xuất phát từ ý nghĩ những nơi chung vậy thì mình không cần chăm chút.
Bạn tôi bảo: "không ít người đã quên mất rằng, đóng góp thêm phần làm đẹp cho cái chung thì mình cũng hưởng giá trị từ nó hành động đó và việc tôn trọng người khác sẽ giúp cho mọi người tôn trọng mình".
Chung cư bình dân phức tạp hơn?
Đ. K., một người bạn của tôi do đã có vài ba lần chuyển căn hộ nên có kinh nghiệm trong chọn mua và ở tại chung cư cho biết: "Nói đến chưng cư thì cũng tùy loại chung cư nào. Ví dụ, chung cư bình dân thì ý thức người dân cũng không tốt lắm, hay đánh chiếm hành lang làm nơi để đồ; rồi ý thức vệ sinh chung kém.
Còn nhà ở tầm trung có ổn hơn nhưng nó tùy thuộc rất nhiều ban quản lý nhà ở.
Căn hộ cao cấp cao cấp tất nhiên tốt hơn về mặt các khu sinh hoạt cộng đồng, vệ sinh tốt hơn do thường các nhà ở cao cấp có ban quản lý - họ điều hành quản lý và chế tài rất tốt".
Theo K., về mặt kỹ thuật, chung cư bình dân khi có bị gì về nước hay điện thường cư dân tự làm hoặc rất khó kêu đội bảo trì, nhưng cao cấp thì gọi là có liền, bù lại - tiền phí cũng khá cao.
Về phòng cháy chữa cháy, tại các căn hộ cao cấp luôn được kiểm trả định kỳ và có báo cáo rất bài bản cho cư dân, còn bình dân thì chẳng ai để ý vụ này, nếu có cũng qua loa thôi.
"Về an ninh, chung cư bình dân cũng hay xảy ra nạn trộm cắp, tất nhiên, tùy thuộc bình dân thế nào: nếu là căn hộ chung cư cao cấp tái định cư sẽ không an ninh lắm, nhưng chung cư bình dân nhân viên văn phòng ở thì tốt hơn", Đăng Khoa nói.
(Sưu tầm)
>>> Nguồn: Nhìn nhân viên an ninh biết văn hóa nhà ở?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét